Chơi thể thao để giảm stress, tại sao không?


Cuộc sống càng bận rộn, con người càng dễ bị stress và cũng dễ quên thể thao là “bài thuốc” hữu hiệu để bài trừ căng thẳng.

Chơi thể thao để giảm stress, tại sao không? - Ảnh 1.
Chọn môn thể thao không mang tính cạnh tranh. Ảnh: rotana.net

Luyện tập thể thao có thể giảm stress. Vậy, luyện tập làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Stress đâu loại trừ ai 

Stress là trạng thái tâm lý tiêu cực mà mỗi chúng ta ai cũng phải trải qua. Nó có thể thay đổi từ trầm cảm (với các triệu chứng như buồn rầu, mất tập trung, vô vọng) tới lo sợ (với cảm giác sợ hãi, mệt mỏi về thể chất,có thể hoảng sợ). Do đó để cuộc sống vui tươi và hạnh phúc khỏe mạnh thì chúng ta phải chấm dứt strees. 

Bất kỳ tình huống nào ta phải giải quyết đều gây stress. Ai cũng có stress. Một số phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác. 

Để nói về nguyên nhân của bệnh stress thì thật sự nó có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nó sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Đó có thể phụ thuộc vào: Môi trường bên ngoài, những căng thẳng từ xã hội và gia đình, các vấn đề về thể chất, vấn đề tâm lý, tác động không tốt từ cơ thể bên trong hay chính những áp lực mà chính bản thân tự đặt ra… 

Cuộc sống càng bận rộn, con người càng dễ bị stress và cũng dễ quên thể thao là “bài thuốc” hữu hiệu để bài trừ căng thẳng. 

Người bệnh có thể tự thư giãn bằng cách nghe nhạc, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, không “đụng chạm” đến vấn đề khiến bạn không vui và khó chịu… 

Nếu vẫn không thấy tâm trạng ổn hơn. Bạn nên đi gặp chuyên gia, bác sĩ để được điều trị tâm lý. Đừng e ngại, vì hơn 1/3 dân số toàn cầu có vấn đề về bệnh tâm lý.

Thể thao phá bỏ sự căng thẳng 

Lợi ích của thể thao trong việc cải thiện thể chất thì đã được biết đến từ rất lâu tuy nhiên những lợi ích về mặt tâm lý thì có một số điểm như sau: 

– Khi chơi thể thao chúng ta sẽ được gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người, do đó tăng các mối giao tiếp ngoài xã hội, giúp kết nối mọi người với nhau, giúp cho cuộc sống của chúng ta lạc quan, vui tươi, và thêm yêu cuộc sống hơn. Mặt khác khi bạn chơi thể thao bạn sẽ rũ bỏ được tất cả các mối lo nghĩ hàng ngày. Khi chơi thể thao bạn sẽ được trải qua đủ các cung bậc cảm xúc từ thất bại đến chiến thắng tương ứng với từ buồn phiền tới vui vẻ và nó sẽ tập cho cơ thể chúng ta thích nghi với các cảm xúc đó và chúng ta sẽ kiểm soát cảm xúc tốt hơn. 

– Hoạt động thể thao giúp kích thích tế bào não sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh là endorphins và các opiate, nó làm cho chúng ta vui vẻ, yêu cuộc sống. 

– Hoạt động thể thao sẽ làm cho tim và phổi hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ oxy tăng của cơ thể. Nó sẽ mang nhiều oxy tới các tế bào cơ và não hơn sẽ giúp cải thiện chức năng các tế bào này. 

Thể dục, thể thao giúp chúng ta cân bằng lại các mối quan hệ, tinh thần lẫn sức khỏe thể chất.

– Hoạt động thể thao giúp cải thiện sắc thái của bạn: Các bài tập thể thao làm tăng sự tự tin, có thể giúp cơ thể nghỉ ngơi các suy nghĩ và nó có thể làm giảm các triệu chứng kết hợp với trầm cảm nhẹ hoặc lo âu. Tập thể thao sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của chúng ta, làm cho giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn mà chúng ta đã biết mất ngủ là nguyên nhân của stress, trầm cảm và lo âu do đó tập thể thao sẽ giúp chúng ta giảm các vấn đề đó. 

Tóm lại thể thao rất có hiệu quả đối với sự phát triển thể chất của cơ thể và giúp cho chúng ta sống lạc quan, yêu bản thân chúng ta và yêu cuốc sống này nhiều hơn. 

Phải lưu ý gì?

Để đạt được những lợi ích trên từ việc tập thể thao, tránh những tác dụng phụ, người tập cần chú ý: 

– Cần được bác sĩ tư vấn để chọn được loại hình thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng. 

– Ngưng suy nghĩ các vấn đề của cuộc sống khi ta chơi thể thao. 

– Làm nóng cơ thể, vận động các khớp trước khi “nhập cuộc”. Đừng nóng vội mà hãy từ từ nâng cao tần suất luyện tập để cơ thể không bị quá tải. 

– Chọn môn thể thao ưa thích. Nếu bạn không thích chạy bộ hoặc chơi tennis không nhất thiết phải chọn nó cho dù có rất nhiều người đang tập luyện môn này, bởi phải ép mình làm điều mình không thích sẽ tạo thêm áp lực và chính nó lại trở thành yếu tố gây stress. 

– Chọn môn thể thao không mang tính cạnh tranh, vì sự thắng – thua trong thi đấu có thể tạo thêm áp lực cho người chơi thay vì thư giãn. 

– Tính thường xuyên quan trọng hơn khối lượng. 30 phút luyện tập đều đặn mỗi ngày có tác dụng tốt hơn một lần tập mỗi tuần kéo dài 3 giờ. 

Chớ bỏ qua yếu tố dinh dưỡng 

Để phát huy tối đa lợi thế của thể thao đối với sức khoẻ, những người chơi thể thao cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng dưới đây: 

Những người chơi thể thao thường xuyên cần có một chế độ ăn giàu chất ma giê. Chất này có rất nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, hoa quả khô có dầu, sôcôla… và nước khoáng. 

Khi chơi thể thao bạn nên uống nước, bổ sung lại lượng nước của cơ thể đã bị mất đi khi chơi thể thao. 

Không nên ăn nhiều đường và các thực phẩm có đường. Hạn chế uống nhiều các loại nước ngọt có đường, các loại mứt… Hãy cung cấp đường cho cơ thể bạn bằng những thực phẩm thiên nhiên như hoa quả. Hạn chế uống nhiều cà phê mỗi ngày. 

Nếu không đủ dinh dưỡng cơ thể sẽ không đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu tập luyện. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy bản thân một số vi chất dinh dưỡng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các chỉ số tâm trạng và nâng cao thể lực rất có lợi trong việc giảm stress.

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM / TTO

—-—

———

Lợi ích tâm lý của tập thể dục với trầm cảm là gì?

Tập thể dục giúp kích thích hệ sinh vật đường ruột đa dạng hơn

Luyện tập thể dục thường xuyên đã được khoa học chứng minh giúp kích hoạt cảm giác tích cực, giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường sức mạnh cơ bắp, khả năng linh hoạt, tạo ngủ ngon giấc, …

1. Tập thể dục có lợi cho bệnh trầm cảm?

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất gọi là endorphin – hormone hạnh phúc. Những endorphin này tương tác với các thụ thể trong não giúp làm giảm cảm giác đau, tác dụng tương tự như thuốc giảm đauvà thuốc an thần. Ngoài ra, nó cũng giúp kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể, tương tự như morphin. Đó là lý giải tại sao sau khi tập thể dục, cơ thể có cảm giác hưng phấn và tràn đầy năng lượng.

Endorphin được sản xuất tại não bộ, tủy sống và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nó được giải phóng nhằm thực hiện vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh. Các thụ thể tế bào thần kinh endorphin có khả năng liên kết với một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không giống như morphin, việc kích hoạt các thụ thể này bởi endorphin không gây ra tình trạng nghiện hay phụ thuộc.

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh giúp làm:

  • Giảm căng thẳng
  • Tránh cảm xúc lo lắng và chán nản
  • Tăng lòng tự trọng
  • Cải thiện giấc ngủ

Tập thể dục cũng có những lợi ích sức khỏe bổ sung:

  • Củng cố hoạt động tim mạch
  • Tăng năng lượng
  • Giảm huyết áp
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp
  • Củng cố cấu trúc xương khớp
  • Giảm mỡ
  • Thân hình cân đối và cơ thể khỏe mạnh
Tập thể dục bình thường sau khi đặt dụng cụ tử cung tránh thai
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

2. Tập thể dục được ứng dụng trong điều trị trầm cảm?

Tập thể dục là một phương pháp điều trị trầm cảm nhưng chưa được tận dụng hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tăng tổng hợp vitamin D và cải thiện sức khỏe tinh thần.

3. Các bài tập thể dục tốt cho người trầm cảm

Một số loại hình tập thể dục có thể áp dụng với người trầm cảm, gồm có:

  • Đi xe đạp
  • Khiêu vũ
  • Làm vườn (cắt tỉa cành cây, cuốc đất, …)
  • Golf (đi bộ thay vì sử dụng xe đẩy)
  • Việc nhà (quét dọn, lau nhà, hút bụi, …)
  • Chạy bộ với tốc độ vừa phải
  • Thể dục nhịp điệu cơ bản
  • Chơi tennis
  • Bơi lội
  • Đi dạo
  • Yoga

Bệnh trầm cảm có thể cải thiện nhanh hơn nhờ hỗ trợ của xã hội. Do đó, người trầm cảm có thể lựa chọn tham gia các lớp tập thể dục hoặc tập với người thân, bạn bè.

4. Có cần tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định tập thể dục?

Hầu hết tất cả mọi người đều có thể tự luyện tập thể dục mà không cần đến lời khuyên của bác sĩ, ngoại trừ các đối tượng là người ở độ tuổi từ 50 trở lên có thời gian dài không luyện tập thể thao, người mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, …

Chữa trầm cảm bằng yoga: Những điều cần biết
Hầu hết tất cả mọi người đều có thể tự luyện tập thể dục mà không cần đến lời khuyên của bác sĩ

5. Làm sao để lựa chọn loại hình luyện tập thể dục phù hợp?

Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục điều trị trầm cảm, bạn nên xem xét trả lời các câu hỏi:

  • Những hoạt động thể chất nào làm bạn cảm thấy hứng thú nhất?
  • Bạn thích hoạt động nhóm hay cá nhân?
  • Loại hình tập thể dục nào phù hợp với thời gian biểu của bạn?
  • Hiện tại, bạn đang mắc bệnh lý gì? Nó cản trở tham gia hoạt động thể chất nào?
  • Bạn có mục tiêu gì? (giảm cân, tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt hoặc tăng cường tâm trạng)
  • Bạn nên luyện tập trong thời gian bao lâu để giảm trầm cảm?

Cố gắng tập thể dục ít nhất 20 – 30 phút, 3 lần/tuần, tập thể dục 4 hoặc 5 lần/tuần còn có tác dụng tốt hơn. Bạn nên bắt đầu luyện tập nhẹ nhàng, với 20 phút và tăng dần theo thời gian đến tối đa 30 phút.

6. Một số lời khuyên trước khi bắt đầu tập thể dục

  • Chọn hoạt động thể dục mà bạn thích để giúp quá trình luyện tập trở nên vui vẻ
  • Đặt thói quen tập thể dục vào lịch trình, bạn có thể cài đặt nhắc nhở nếu cần thiết
  • Bạn nên thay đổi đa dạng các bài tập để tránh nhàm chán bằng tham gia các phòng tập thể dục ở gần nơi mình sinh sống để tìm hiểu về các chương trình tập thể dục
  • Bạn nên cân nhắc tiêu tiền hợp lý cho các chương trình tập thể dục. Tránh mua các thiết bị đắt tiền và các gói tập của câu lạc bộ trừ khi bạn cam kết tham gia thường xuyên
  • Duy trì tập luyện để nó nhanh chóng trở thành một phần trong lối sống của bạn

7. Tập thể dục gây đau cần làm gì?

Cơ thể sẽ tăng cảm giác căng thẳng, tổn thương khớp và cơ bắp nếu tiếp tục tập luyện bỏ qua cơn đau. Nếu tình trạng đau kéo dài trên một giờ sau khi luyện tập, có thể là do bạn luyện tập quá sức. Nếu cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, có khả năng bạn đã bị thương, cần đi khám để kiểm tra và chữa trị.

Nếu luyện tập thể dục không phù hợp hoặc bạn không có nhiều thời gian thì có thể chuyển sang các phương pháp giúp tăng cường tâm trạng khác. Thiền và liệu pháp xoa bóp đã được chứng minh có tác dụng kích thích giải phóng endorphin, tăng cảm giác thư giãn giúp cải thiện tâm trạng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Nguồn tham khảo: webmd.com/ Vinmec

Thank you so much